Cảm biến máy ảnh Huawei P30 Pro có thực sự tốt như bạn thấy?

Cảm biến máy ảnh Huawei P30 Pro có thực sự tốt như bạn thấy?

Kể từ khi Huawei P30 Pro ra mắt, nó đã gây ấn tượng mạnh cho người dùng khi sở hữu một cảm biến máy ảnh 40MP cực khủng với khả năng zoom 50x và chụp ảnh thiếu sáng bá đạo. Cảm biến RYYB cỡ lớn trên P30 Pro do Sony sản xuất được hãng khẳng định là vượt trội hơn so với Galaxy S10 Plus của Samsung, Iphone Xs Max của Apple hay Pixel 3 của Google tuy nhiên…

Cảm biến máy ảnh Huawei P30 Pro có thực sự tốt như bạn thấy?

Tại sao Huawei Pro Pro chụp thiếu sáng tốt?

Chất lượng hình ảnh khi chụp có thể là thứ khó để phân định sự khác nhau giữa các dòng máy, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận công sức mà Huawei gây dựng cho P30 Pro và nó cũng mang lại sự ấn tượng khá tốt.

Với độ phân giải 40MP, cảm biến máy ảnh trên P30 Pro có khả năng zoom như Point and Shoot (máy ảnh ngắm) nên có thể thu được khá nhiều chi tiết và độ thu phóng tuyệt hảo… chứ không “chém gió” như Xiaomi.

Bất ngờ hơn là trong một căn phòng tối “thui” thì những cảm biến máy ảnh của Samsung, Apple, hay Google chỉ thu được một màu đen kịt còn Huawei thì thu được khung hình khá rõ.

Cảm biến máy ảnh Huawei P30 Pro có thực sự tốt như bạn thấy?

Có phải bạn đang bất ngờ trước khả năng chụp hình bá đạo mà P30 pro mang lại không?

Nhưng chỉ cần biết những điều căn bản của nguyên tắc ảnh chụp thì bạn sẽ “không lấy gì làm lạ” trước khả năng chụp thiếu sáng của Huawei nữa.

“Bí quyết” của Huawei P30 Pro nằm ở cảm biến RYYB cỡ lớn, nó cũng giống với một nửa thị trường smartphone hiện tại khi cùng sở hữu cảm biến đến từ Sony. Có thể bạn chưa biết thì ý tưởng thay thế một số màu trong bộ lọc màu cơ bản RGGB đã từng xuất hiện cách đây rất lâu.

Do đó, nếu muốn thì các ông lớn như Samsung, Apple, Google đều có thể nâng cấp chiếc flagship của mình trở nên vô địch trong khoản chụp đêm giống như P30 pro dễ dàng. Tuy nhiên họ lại không làm như vậy…tại sao?

Cảm biến máy ảnh Huawei P30 Pro có thực sự tốt như bạn thấy?

Cảm biến máy ảnh nhìn được như mắt người…!!!

Bạn cần biết bộ lọc màu RYYB mà Huawei sử dụng là gì, nhưng trước hết bạn cần phải hiểu bản chất của cảm biến máy ảnh… Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì hầu hết các bức ảnh số bạn nhìn thấy bằng mắt lại được ghép từ 4 tấm hình có màu khác nhau là: 2 tấm xanh lá cây (G); 2 tấm màu đỏ (R) và 1 tấm màu xanh dương (B).

Khi ánh sáng đi vào trong cảm biến thì hình ảnh của cảnh vật sẽ được tách thành 4 tấm hình sau đó một hệ thống chip xử lý tín hiệu hình ảnh (ISP) sẽ chạy thuật toán Demosaic rồi lồng ghép 4 tấm hình với nhau để tạo thành một bức ảnh cuối cùng.

Cảm biến máy ảnh Huawei P30 Pro có thực sự tốt như bạn thấy?

Kỹ sư Bryce Bayer của Kodak đã sáng tạo ra cơ chế thu sáng này vào năm 1976 và nó đã trở thành nguyên lý cốt lõi của máy ảnh cho đến tận ngày nay, tuy nhiên không phải bất cứ hãng sản xuất nào cũng lựa chọn hệ thống màu RGGB (1 đỏ, 2 xanh lá cây, 1 xanh dương) giống Bayer: Kodak đã dùng hệ màu CYYM (1 xanh lơ, 2 vàng, 1 hồng sẫm) hay RGBW (1 đỏ, 1 xanh lá, 1 xanh dương, 1 trắng) trên một số mẫu máy của mình; Nikon dùng CYGM (1 xanh lơ, 1 vàng, 1 xanh lá, 1 hồng sẫm) và Sony dùng RGBC (1 đỏ, 1 xanh lá, 1 xanh dương, 1 xanh lơ).

Và Huawei cũng đi theo một hướng khác biệt khi thay thế màu “Green” (xanh lá) bằng màu “Yellow” (vàng), đây không hẳn là một ý tưởng mới bởi nó vẫn dựa trên nguyên tắc lọc ánh sáng thành 4 khối màu và ghép lại mà Bayer đưa ra.

Cảm biến máy ảnh Huawei P30 Pro có thực sự tốt như bạn thấy?

RYYB có tốt hơn RGGB không?

Với công nghệ RYYB của Huawei thì nó có lợi thế hơn so với RGGB truyền thống đó là: bộ lọc “Y” (vàng) sẽ thu được cả ánh sáng đỏ và xanh lá, do đó lượng ánh sáng thu về sẽ nhiều hơn, theo Huawei là tăng thêm 40%.

Nhưng vấn đề ở chỗ không có lý do gì mà Bayer và các nhà sản xuất khác vẫn “giữ khư khư” cho mình một lựa chọn duy nhất là RGGB trong suốt 40 năm qua, bởi trong khi sáng tạo ra bộ lọc màu này thì kỹ sư huyền tại này đã dựa trên phát hiện sinh học rằng các tế bào hình que và nón trong mắt người nhạy cảm với ánh sáng màu xanh lá (G) nhất. Do đó nếu dùng màu RGGB thì những bức ảnh khi tạo ra sẽ mang màu sắc chuẩn xác và sắc nét đúng với tiêu chuẩn mắt người.

Cảm biến máy ảnh Huawei P30 Pro có thực sự tốt như bạn thấy?

Huawei P30 Pro thay thế G bằng Y trên bộ lọc màu và đã nhanh chóng lộ rõ yếu điểm nghiêm trọng: khi xử lý tín hiệu thu về thì con chip phải tách được màu đỏ và xanh lá cây trong khung hình để đưa về bộ màu RGB chuẩn, và chính khâu xử lý RYYB sẽ gây ra nhiễu (artifact) màu hơn RGGB.

Trang DxO Mark, Android Authority và một số trang review khác đã từng nhận định về vấn đề này, theo DxO Mark thì P30 Pro có khoảng động kém, nhiều lỗi artifact và clipping, thậm chí chiếc điện thoại này khi chụp ảnh còn làm hỏng màu trời.

Thật tiếc khi một chiếc flagship có khả năng zoom bá đạo nhất hiện tại lại gây thất vọng trong khâu tạo ra bức ảnh chân thực, một cuộc khảo sát khách quan (tên thiết bị không được tiết lộ) được tiến hành thì người dùng chấm điểm P30 Pro ở hạng “bét” khi so sánh với S10, Xs Max hay Pixel 3.

Cảm biến máy ảnh Huawei P30 Pro có thực sự tốt như bạn thấy?

Dưới đây là một số bức ảnh được chụp thử nghiệm bởi Phone Arena, bạn hãy xem và sẽ hiểu lý do vì sao không ai chọn RYYB cả.

Cảm biến máy ảnh Huawei P30 Pro có thực sự tốt như bạn thấy?

Phải đánh đổi quá nhiều thứ để được như thế…

RYYB chắc chắn sẽ không được lòng người dùng yêu thích độ chân thực, nhưng nó sẽ có được khá đông sự đồng tình khi có thể tăng kích cỡ cảm biến. Đơn giản hơn thì cảm biến càng lớn thì ánh sáng thu vào sẽ càng nhiều và giúp bức ảnh sáng hơn, chụp thiếu sáng tốt hơn và cảm biến máy ảnh của Huawei P30 Pro có đường chéo lên tới 1/1.7 inch.

Nếu so với tất cả các đối thủ của mình như Apple, Samsung, Google chỉ dùng cảm biến nhỏ hơn (chỉ 1/2.55 inch) thì Huawei đã chiến thắng, khi quy đổi ra diện tích thì cảm biến của P30 Pro lớn gấp 2 lần so với các đối thủ (225%). Sự khác biệt giữa cảm biến máy ảnh của P30 Pro so với các cảm biến khác cũng giống như việc bạn so sánh giữa cảm biến full-frame với cảm biến APS-C vậy, do đó thiết bị của Huawei thu sáng nhiều hơn là chuyện bình thường.

Nhưng tựu chung lại thì cảm biến này vẫn được mua từ Sony và nếu muốn thì các ông lớn đều có thể đặt hàng một cảm biến tương tự hoặc cao cấp hơn, trước đây Nokia còn đem được cảm biến 1/1.5” lớn hơn nhiều lên Lumia 1020 cơ mà.

Cái giá phải trả khi sử dụng cảm biến lớn là khá đắt khi Huawei đã phải bỏ cổng tai nghe và có độ dày tới 8.4mm nhưng Galaxy S10 vẫn có cổng tai nghe 3.5mm tiện lợi, Pixel 3 và Galaxy S10 5G chỉ dày khoảng 7.9mm.

Hơn thế nữa khi mà Galaxy S10 sở hữu con chip có bản mạch lớn hơn nhiều so với P30 Pro dù nó có mỏng hơn, thực tế Exynos 9820 có diện tích 127mm² trong khi đó Kirin 980 chỉ có 74mm². Đây cũng là lợi thế giúp chip Exynos 9820 đánh bại Kirin 980 trong các bài kiểm tra tốc độ, khoảng cách giữa 2 con chip này có thể lên tới 34% khi kiểm tra hiệu năng ứng dụng trên chip đơn nhân. Để khắc phục hiệu năng thì Huawei sẽ cần tăng kích thước bản mạch con chip, nhưng họ đã không làm điều đó mà lại lựa chọn đầu tư vào kích cỡ cảm biến trên máy ảnh.

Nếu phân tích sâu hơn thì việc chụp hình căn phòng tối om đó hay giữa trời đêm đen kịt không hề hữu dụng và “chả có ích” tẹo nào, nếu chỉ cần chụp thiếu sáng trong bar hay trên phố thì Galaxy S10, Pixel 3 đã thừa sức làm được.

Vậy chụp tối để làm gì khi màu sắc không thật, cổng tai nghe bị bỏ, hiệu năng kém,… phải chăng Huawei P30 Pro chỉ cố khoe cảm biến 40MP mà thôi?

Bảo vệ Galaxy S10 Plus với miếng dán màn hình UV cao cấp chống trầy xước cực tốt với giá rẻ nhất thị trường, xem ngay!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Main Menu